CỬA CHỐNG CHÁY 1
Cửa chống cháy là loại cửa được thiết kế đặc biệt có khả năng chịu lửa, chịu nhiệt tốt giúp ngăn chặn lửa, khói lan ra những khu vực khác. Hiện nay, trên thị trường đang có những loại cửa chống cháy sau: cửa thép chống cháy, cửa thép vân gỗ chống cháy, cửa kính chống cháy.
Với tính năng cũng như công dụng của dòng sản phẩm này nên thường được lắp đặt ở những lối thoát hiểm, khu vực cách ly hay những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cao, phần lớn được lắp đặt tại những chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…
CỬA CHỐNG CHÁY 1
Hình thức thanh toán: Thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
1. Cấu tạo cửa chống cháy:
· Khung cửa: Chế tạo bằng thép dày từ 1,2-2mm, sơn tĩnh điện.
· Cánh cửa: Gồm 3 lớp:
+ Hai lớp ngoài bằng thép dày 0,8-1,2mm, sơn tĩnh điện.
+ Lớp giữa bằng Bông thủy tinh hoặc giấy tổ ong.
· Bậu cửa: Thường bằng inox 201
· Zoăng ngăn khói: Cửa chống cháy cần có zoăng cao su để ngăn khói và tránh va đập cửa.
· Các phụ kiện kèm theo:
+ Tay đẩy thoát hiểm: Đối với cửa thoát hiểm (ở các cầu thang bộ) thì cần được lắp tay đẩy thoát hiểm. Cửa thoát hiểm là thường đóng tuy nhiên không được lắp khóa)
+ Tay co thủy lực: Tay co giúp cửa chống cháy luôn đóng.
+ Khóa: Thường dùng khóa gạt ngang và chỉ dùng cho cửa kỹ thuật, phòng rác,...
+ Tay gạt chữ C: Tay gạt chữ C là loại tay gạt thay thế tay đẩy thoát hiểm, nó có lưỡi gà nhưng lại không có khả năng khóa cửa, giúp thoát hiểm dễ dàng.
– Độ chống cháy của cửa có nhiều cấp độ khác nhau như: 60 phút, 70 phút, 90 phút và 120 phút, 150 phút.
2. Phân loại cửa chống cháy
Có 4 loại cơ bản sau:
2.1 Cửa thép chống cháy
Còn được gọi là cửa sắt chống cháy nhưng cách gọi chuẩn nhất vẫn là cửa thép chống cháy.
Cửa thép chống cháy là loại cửa PCCC phổ biến nhất.
Vật liệu chính cấu tạo nên cửa thép chống cháy là thép mạ điện và vật liệu chống cháy làm lõi nhồi trong cánh.
Tùy thuộc vào mỗi công ty sản xuất cửa chống cháy, độ dày của thép làm cánh, độ dày cánh, độ dày thép làm khung và loại vật liệu lõi sẽ khác nhau. Vật liệu đó có thể là magie oxit MGO, giấy tổ ong honeycomb paper hoặc bông thủy tinh… tùy đơn vị. Miễn là khi đốt thử nghiệm chống cháy, các mẫu cửa này phải đáp ứng đủ tất cả các tiêu chuẩn và điều kiện chống cháy.
Một số phụ kiện thường dùng cho cửa thép chống cháy bao gồm khóa cửa/tay nắm cửa, tay co thủy lực, thanh thoát hiểm, kính ngăn cháy…
Trong cửa thép có 2 loại: Cửa thép chống cháy sơn tĩnh điện và cửa thép chống cháy vân gỗ.
Cửa thép chống cháy thường được lắp tại các vị trí cửa phòng kỹ thuật điện, nước, cửa thoát hiểm, cửa ra vào căn hộ, cửa nhà kho, cửa nhà xưởng… tại các công trình nhà máy, kho vận, trung tâm thương mại, trường học, chung cư…
2.2 Cửa kính chống cháy & Vách kính chống cháy
Cửa kính chống cháy và vách kính chống cháy được tạo thành từ chủ yếu là kính chống cháy. Phần khung (khuôn cửa) thường làm bằng thép.
Cửa kính ngăn cháy thường làm cửa ra vào, cửa hành lang. Còn vách kính ngăn cháy thường được lắp cho mặt tiền của các tòa cao ốc, trung tâm thương mại…, vừa để lấy sáng, vừa tạo sự sang trọng cho tòa nhà.
2.3 Cửa cuốn chống cháy
Cửa cuốn chống cháy còn được gọi là cửa sập chống cháy, được lắp nhiều tại các cửa hàng, cửa nhà kho…
Nan cửa làm từ thép mạ kẽm sơn tĩnh điện, độ dày khoảng 1.2 mm, ray cửa được thiết kế phù hợp với cửa và đảm bảo mức chịu lửa nhất định.
Một số phụ kiện/thiết bị chống cháy cũng được tích hợp vào như bộ tự ngắt cảm biến điện, bộ tự ngắt cảm biến khói, bộ lưu điện (giúp cửa hoạt động ngay cả khi không có điện)…
2.4 Cửa inox chống cháy
Cửa chống cháy inox cũng là một loại cửa chống cháy nhưng không phổ biến như cửa thép chống cháy.
Cửa có cấu tạo cánh gồm 2 tấm inox (inox 201 hoặc inox 304 tùy loại), có độ dày khoảng 1.4mm, bên trong là vật liệu chống cháy (giấy tổ ong hoặc magie oxit, bông thủy tinh…).
Nguyên lý hoạt động của cửa inox chống cháy cũng như cửa thép nhưng có ưu điểm nổi trội hơn là khả năng chống ăn mòn cao hơn. Giá cửa inox cũng đắt hơn so với cửa thép.
Ngoài ra, bạn có thể đọc ở đâu đó về cửa gỗ chống cháy, cửa gỗ công nghiệp chống cháy… nhưng trên thực tế, những loại cửa này không có khả năng chống cháy, đồng thời cũng không được cấp kiểm định bởi Cục Cảnh sát PCCC.