Máng Xối Nước Mái Tôn
Với khí hậu thời tiết nóng ẩm như Việt Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.500 đến 2.000 mm. Điều này dẫn đến các công trình, nhà ở gặp các hiện tượng ẩm mốc, ngập nước. Vì vậy, sản phẩm máng xối nước được ra đời và là giải pháp tối ưu nhất cho các chủ công trình hiện nay.
Máng Xối Nước Mái Tôn
Hình thức thanh toán: Thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
Máng xối nước còn được hiểu là máng thoát nước mái tôn. Đây là hệ thống nắm vai trò thoát nước cho căn nhà xuống vị trí đã được định trước đó. Sản phẩm máng xối biên góp phần giúp căn nhà tránh tình trạng đọng và thấm dột. Cũng như giảm được những ảnh hưởng xấu ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà, kéo dài tuổi thọ. Máng xối biên có nhiều độ dày máng xối khác nhau, phổ biến hơn hết vẫn là khoảng 0,75 đến 1mm và 1,5 mm
Tại sao nên sử dụng máng xối nước?
Máng xối còn được gọi là máng thoát nước, máng nước mái tôn, máng dẫn nước mưa mái tôn, máng nước mưa cho mái tôn, máng sối,… Máng xối có vai trò dẫn nước mưa từ mái chảy xuống nơi cố định.
Từ đó tránh việc mái nhà chịu áp lực do nước đọng dẫn tới hiện tượng dột nhà. Máng xối là phụ kiện quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Máng xối có thiết kế đa dạng nhằm phù hợp với nhiều thiết kế công trình khác nhau. Có nhiều kiểu máng xối như máng cho nhà ở, nhà xưởng, nhà máy, nhà kính… Bạn nên lắp đặt máng xối sớm ngay từ đầu cho công trình để tránh hiện tượng thấm dột hư hại cho công trình.
Đây là loại máng mà hơn 90% công trình đang sử dụng. Máng tôn mạ màu có ưu điểm không gỉ, nhẹ, bền, dễ tạo hình, dễ sửa chữa, đa dạng màu sắc và giá thành bình dân. Vì những đặc điểm này nên đây là loại máng được sử dụng phổ biến nhất tại nhiều công trình ở Việt Nam.
Cách lắp đặt, lợp máng xối nước cơ bản
Về cơ bản, lắp đặt máng có thể được gói gọn trong 6 bước.
- Bước 1: Đo đạc, tính toán thiết kế máng để chuẩn bị nguyên vật liệu và nhân công cùng thời gian thi công.
- Bước 2: Chế tạo hoặc chuẩn bị máng theo yêu cầu thiết kế từ bước 1. Máng thường có dạng hình ống với đường kính từ 50– 75mm hoặc dạng hình máng kích thước 70– 115mm. Kích thước này có thể điều chỉnh dựa trên thiết kế của công trình
- Bước 3: Tạo cửa xả thoát nước bằng cách đánh dấu vị trí, dùng khoan hoặc đục để tạo lỗ sau đó cắt lỗ theo vị trí đã đánh dấu.
- Bước 4: Treo máng lên xà và cố định máng sau khi đã tính toán độ dốc hợp lý. Cố định máng với đinh 1.3cm dưới lớp vỏ phía sau máng.
- Bước 5: Gắn giá đỡ sau khi cố định máng giúp tăng độ bền vững và nâng đỡ máng khi chứa lượng nước lớn. Hệ thống khung kèo mái được gắn vào phần gốc của giá. Phần còn lại uốn cong ôm trọn máng. Khoảng cách giữa các máng cần đều nhau, chống gỉ để tăng tuổi thọ.
- Bước 6: Gắn ống thoát nước bằng đinh vít và silicon để cố định ống thoát với máng. Bước này cũng cần tính toán chiều dài và kích thước phù hợp.