Relay điều khiển cho tủ điện
Relay hay còn được gọi là rơ le điện là một công tắc điện sử dụng một nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc nhưng nguyên lý vận hành khác cũng được sử dụng. Relay điều khiển được sử dụng khi cần kiểm soát được mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp. Các rơ le được sử dụng như một mạch điện báo đường dài với vai trò bộ khuếch đại.
Relay điều khiển cho tủ điện
Hình thức thanh toán: Thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.
Relay (rơ le) là gì?
Relay hay còn được gọi là rơ le điện là một công tắc điện sử dụng một nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc nhưng nguyên lý vận hành khác cũng được sử dụng. Relay điều khiển được sử dụng khi cần kiểm soát được mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp. Các rơ le được sử dụng như một mạch điện báo đường dài với vai trò bộ khuếch đại.
Rơ le điều khiển được sử dụng rộng rãi được dùng để trao đổi điện thoại và các máy điện toán với vai trò điều hành mạch lôgic. Rơ le được sử dụng có thể xử lý công suất cao cần thiết để trực tiếp kiểm soát một động cơ điện hoặc mức tải khác được gọi là một contactor.
Phân loại Relay Schneider thông dụng
Các dòng Relay Schneider thông dụng có thể được kể đến như: Relay điều khiển, giám sát; Relay thời gian và bộ đếm. Trong mỗi loại Relay đó còn có các sản phẩm khác nhau với nhiều tính năng riêng biệt.
Rờ le giám sát RM22 Schneider:
Rờ le giám sát RM22 gắn Din ray 22mm, có các chức năng cơ bản như: Đo trị hiệu dụng thực cho độ chính xác cao không ảnh hưởng bởi sóng hài. Khả năng chịu xung điện áp lên đến 4kV theo tiêu chuẩn IEC61000-4-5. Đèn led trên con trỏ cài đặt. Nút nhấn thử tiếp điểm.
Rờ le đo lường RM35 Schneider:
RM35 gắn Din Ray 35mm có các chức năng như: Đo trị hiệu dụng thực cho độ chính xác cao không ảnh hưởng bởi sóng hài. Khả năng chịu xung điện áp lên đến 4kV theo tiêu chuẩn IEC61000-4-5. Đèn led trên con trỏ cài đặt. Nút nhấn thử tiếp điểm.
Rờ le xung Impulse iTL Schneider:
Đây là loại Relay điều khiển từ xa mạch điện bằng tín hiệu xung. Có thể thao tác đóng cắt trực tiếp bằng tay từ mặt trước thiết bị. Chỉ thị vị trí on-off bằng cần gạt. Tần số đóng cắt lớn nhất cho phép: 5 lần/phút. Điện áp cuộn dây 230/240 VAC họăc 110VDC.
Rờ le trung gian Premium Schneider:
Là dòng relay kiếng cơ bản phổ biến nhất với dòng điện từ 3A-12A. Tích hợp cờ báo trạng thái tiếp điểm. Relay có đèn led báo trạng thái (Tùy loại relay). Nút ấn tự nhả để kiểm tra tiếp điểm. Điện áp coil 12Vdc-240Vac.
Rờ le trung gian medium Schneider:
Dòng relay kiếng cơ bản phổ biến nhất với dòng điện từ 3A-5 A. Tích hợp cờ báo trạng thái tiếp điểm. Relay có đèn led báo trạng thái (Tùy loại relay). Nút ấn tự nhả để kiểm tra tiếp điểm. Điện áp coil 12Vdc-230Vac
Rờ le đa năng RSB Schneider:
Dòng relay với dòng điện định mức 8A, 12A và 16A. RSB relay có loại 1CO, 2CO. Các modul bảo vệ chống sốc do phóng điện. Đấu nối trên đế cắm hoặc trên Board mạch.
Rờ le nguồn RPM Schneider:
Relay nguồn RPM với dòng điện 15A và 1, 2, 3 và 4 tiếp điểm ngõ ra. Đế relay được lắp trên Din rail. Điện áp coil 12Vdc-230Vac. Module bảo vệ chống sốc bằng diode, mạch RC cộng hưởng, biến.
Rờ le bán dẫn SSR Schneider:
Relay bán dẫn SSR gắn trên Din rail, SSR gắn trên mặt tủ. Dải điện áp ngõ vào rộng từ 3Vdc-280Vac. Điện áp ngõ ra từ 0- 660V. Đơn giản trong lắp đặt và thay thế.
Rờ le thời gian RE22, RE17, RE48, REXL:
Dùng để đóng mở các tiếp điểm theo một khoảng thời gian cài đặt trước. Raylay thời gian gắn trên Dinrail. Điện áp hoạt động từ 24-240VAC/DC.
Timer vừa có loại On-Delay và Off-Delay, ngoài ra còn có timer đa năng vừa có chức năng on-off delay kết hợp. Timer tác động qua các tiếp điểm khô, có các mức chỉnh thời gian từ 0.3s-200hrs.
Ứng dụng của relay trong điện công nghiệp
Relay được lắp đặt trong các tủ điện công nghiệp, có một số ứng dụng của Relay Schneider có thể kể đến như:
Bảo vệ quá áp/thấp áp. Bảo vệ mất pha, thứ tự pha, mất cân bằng pha. Bảo vệ quá dòng/thấp dòng. Kiểm soát và giám sát các mạch điện trong tất cả các tòa nhà công nghiệp, thương mại và dân cư. Quản lý chiếu sáng thông qua một số nút ấn.
Máy móc trong công nghiệp. Máy móc và thiết bị trong xây dựng. Điều khiển, PLC. Máy móc trong công nghiệp, máy đóng gói, máy dệt, HVAC, băng tải, chế biến thực phẩm, tự động trong tủ điện, điều khiển động cơ, PLC, điều khiển chiếu sáng.
Giám sát tốc độ của động cơ DC, giám sát nguồn điện áp và mạng cung cấp khác, giám sát thấp áp hoặc quá áp. Giám sát tổn hao dòng của động cơ, hệ thống chiếu sáng và mạch sưởi ấm, các thiết bị nâng và thiết bị vận chuyển quá tải.
Phát hiện lỗi pha, giám sát thứ tự pha, giám sát hiện tượng quá áp, thấp áp (loại cố định và loại chỉnh được). Dùng trong mạch điện hoặc điện tử để đấu điều khiển trong một hệ thống điện kết nối tín hiệu với các thiết bị.
Sử dụng để khởi động trong các máy móc đơn giản, hoặc trong các quy trình công nghiệp. Trong hệ thống tòa nhà thường dùng điều khiển đóng ngắt chiếu sáng, cửa... Trong hệ thống HVAC thường dùng đóng mở quạt, van nước...